"Vòng 3 càng ngày càng vuông lên như nắp cống íhh, tôi mê nhất vòng 3 của mình". Cô khoe mình xây được nhà cho bố mẹ, đón anh chị về ở cùng, nhưng rốt cuộc lại thừa nhận tất cả đều có sự giúp đỡ nhiệt tình của những người đàn ông từng đi qua đời cô. Nghe cô kể "cái đồng hồ có mấy ngàn à", "cái túi Chanel cũng 6.000 đô thôi", "chỉ tốn tiền sinh nhật vì mỗi lần sinh nhật là đổi xe hơi"... ai cũng ngỡ Ngọc Trinh sinh ra từ "lá ngọc cành vàng, sướng từ trong trứng" chứ không phải là cô gái nghèo khổ ở mảnh đất Trà Vinh.
Nữ hoàng đồ lót Ngọc Trinh: Yêu tôi tốn kém lắm!
Nghèo chắc không yêu đâu. Nói đùa vậy nhưng đúng là tôi thích những người đàn ông chững chạc, bản lĩnh và thành đạt. Họ hiểu tâm lí và biết chiều. Ngay như những người đàn ông trẻ giầu có tôi cũng không thích vì họ không có chiều sâu.
Chính tôi là người dẫn mẹ sau về cho ba đấy!
PV: - Tại sao cô lại chọn cho mình một con đường riêng biệt, đầy rẫy thị phi và hình ảnh … (xin lỗi) có phần rẻ mạt?
Ngọc Trinh: - Tôi thấy rất tự tin về body của mình. Tôi cũng nhìn dáng của những người mẫu rồi, không phải ai cũng được nuột nà như tôi. Ví dụ khi mặc đồ kín thì 2 cô người mẫu đều đẹp như nhau, nhưng khi cởi đồ chỉ còn đồ lót thì sẽ có 1 cô đẹp còn 1 cô xấu.
Bản thân nhiều cô người mẫu da trắng nhưng trắng không đều, cho dù họ có đi tắm trắng hay dưỡng da như tôi. Còn riêng tôi lại trắng đều từ trên xuống dưới, từ trước ra sau chỗ nào cũng một mầu da như vậy hết, ngay cả vòng 3 là nơi dễ nứt hay nhăn da nhất thì cơ thể tôi vẫn rất ổn định. Tôi tự tin nhất với vòng mông và eo của mình, còn ngực thì bây giờ nhiều người có, hoặc họ làm lại nên mình cũng thấy nhiều.
PV: - Ba mẹ chị nói gì khi thấy con gái mình khoe thân như vậy?
Ngọc Trinh: - Không! Mẹ chỉ biết khen đẹp thôi, không kêu ca gì hết. Mẹ còn nói từ khi tôi quyết định trở thành nữ hoàng nội y, vì lúc trước tôi cũng hay chụp áo cưới, áo dài, dạ hội, mẹ còn nói “con chụp những đồ mát mẻ một tí như đồ lót đẹp hơn cả những đồ cứng”.
PV: - Mẹ chị là một người tân tiến, cởi mở?
Ngọc Trinh: - Đây là mẹ sau (tức là mẹ kế - pv), mẹ sinh ra tôi đã mất trước rồi, 6 tuổi mẹ sau mới về. Mẹ đẻ tôi khi sinh tôi rất khó, bác sĩ chỉ cho chọn 1 là mẹ hoặc con thôi, ba tôi thì chọn mẹ (nước mắt tràn mi). Nếu là tôi, tôi cũng chọn mẹ nhưng mẹ đã chọn tôi, vì cứu tôi mà mẹ chết.
6 năm sau, ba tôi mới cưới vợ. Chính tôi là người dẫn mẹ sau về cho ba đấy!
PV:- Vì sao chị biết câu chuyện về người mẹ ruột của mình?
Ngọc Trinh: - Khi tôi chừng mười mấy tuổi, ba và mọi người kể lại. Vì lúc đó, mọi người cứ hỏi: Có nhớ mẹ, thương mẹ không? Tôi nói: Không! Từ đó, ba dặn: Sau này có ai hỏi thì phải nói là có thương mẹ, yêu mẹ. Mẹ vì con nên mới mất.
Nhưng thật lòng tôi không có ấn tượng gì về mẹ đẻ, tôi chỉ biết thương người mẹ sau thôi.
PV: - Chị làm mai mẹ kế cho ba mình thế nào?
Ngọc Trinh: - Hồi nhỏ, tôi đi chơi bán đồ hàng với các bạn. Tôi vô vườn hái lá chơi đồ hàng thì vô đúng nhà mẹ sau. Mẹ lại thích con nít nên tôi chơi với mẹ. Tôi quen mẹ một thời gian rồi tôi mới nói: Ba con đẹp trai lắm! Mẹ con mất rồi, mẹ về làm mẹ con nghe. Thế là mẹ về. Về quen biết ba, rồi qua lại và thương ba tôi. Mẹ đã thương tôi trước sau đó mới đến thương đến ba.
PV: - Ba chị và mẹ kế thương nhau bao lâu thì cưới?
Ngọc Trinh: - Tôi không nhớ nhưng cũng không lâu lắm đâu, chắc khoảng 6 tháng. Hôm đám cưới ba, chị ba khóc không cho đám cưới, 2 anh trai tôi cứ lầm lầm lì lì.
Ngày mẹ về làm dâu, mẹ ở trong nhà tôi luôn. Sáng sớm mẹ dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước cho cả nhà, sau đó mẹ về nhà ông ngoại chăm nom cơm nước cho ông, bà ngoại thì mất rồi chỉ có ông ngoại với mẹ và em mẹ, nhưng tại tính mẹ hay lo, nên cái gì mẹ cũng phải tận tay mẹ chăm sóc thì mới an lòng. Tối ngủ ở nhà nhưng cứ sáng là mẹ cứ chạy giữa nhà tôi và bên lo cho ông ngoại. Ông ngoại cũng rất thương tôi nha, số tôi cũng rất may mắn, mất người mẹ ruột nhưng bù lại được người mẹ này rất tuyệt vời.
Chị gái dí tôi, nói: Tại mày mà mẹ chết
PV: - Chị thương mẹ sau như vậy, các anh chị có cự nự chị không?
Ngọc Trinh: - Chị ba tôi hay thấy tôi lo lắng cho mẹ sau nhiều quá, bảo: Mày lo cho bà ấy nhiều quá, mẹ ruột sanh mày ra mà không được nhờ.
Nghĩa là các anh, chị nhà tôi không có ai thương mẹ sau, chỉ có tôi thương mẹ thôi. Tôi nghĩ mấy anh, chị tôi lớn nhưng suy nghĩ không được sâu lắm! Người ta bỏ cuộc sống sung sướng, lấy ba mình nghèo khổ vầy, mình nói cảm ơn còn không hết.
PV:- Khi nhỏ, anh chị em trong nhà trách móc sự ra đời của Trinh làm mất đi người mẹ ruột không?
Ngọc Trinh: - Dạ có! Lúc mẹ chưa sanh tôi ra, nhà tôi rất giàu. Sau khi mẹ mất, nhà tôi cứ lụi dần. Tôi ra đời, anh hai (sinh năm 1980 -pv) không trách móc cũng không thương tôi, còn chị gái tôi bình thường không sao, nhưng cứ thấy bạn bè hàng xóm có con gấu bông hay có chiếc xe đạp mới, chị lại dí tôi nói: Tại mày mà mẹ chết, tao mới không có được. Tôi cũng tủi lắm!
PV:- Đến khi nào thì chị không còn bị trách móc về cái chết của mẹ đẻ nữa?
Ngọc Trinh:- Chắc từ lúc tôi lên Sài Gòn, họ cũng lớn nên biết suy nghĩ hơn. Bây giờ thì anh em tôi thương nhau nhiều lắm! Bản thân tôi cũng lo cho tất cả mọi người trong gia đình nên họ dành tình thương cho tôi nhiều hơn.
Tôi đã có nhà tại Sài Gòn dù có xa trung tâm một chút, nhà rộng 100 m2, gia đình anh chị tôi đều về ở chung, mỗi phòng cũng rộng 50m2. Còn ở quê, tôi đã xây được nhà cho ba mẹ ở rồi, giờ ruộng đồng mẹ cho người ta mướn để cấy, mẹ chỉ chăm ba. Tình cảm của các anh chị tôi đối với mẹ cũng đỡ hơn, không còn ghét bỏ, hằn học như lúc xưa nữa.
PV:- Mẹ kế chị có sinh con với ba chị không?
Ngọc Trinh: - Không có sinh thêm. Tôi rất thích có em bé, đòi mẹ đẻ em hoài nhưng mẹ bảo: sợ đẻ xong không thương con chồng nữa, nên mẹ không đẻ. Mẹ rất tuyệt vời!
PV:- Có khi nào chị lý giải tại sao các anh chị trong gia đình lại ghét bỏ mẹ kế vậy không?
Ngọc Trinh: - Tại lúc ba cưới mẹ sau về, trong đầu óc anh chị chỉ có người mẹ trước thôi, nên ghét người mẹ sau lắm. Và nghĩ ba sẽ bớt thương tụi tôi mà chỉ thương mẹ. Nhưng mẹ sau đều chiều chuộng tất cả mọi người, mẹ không đánh, không lớn tiếng mắng con chồng, còn nếu anh chị không nghe thì mẹ không nói nữa.
PV:- Đồng lương giáo viên của mẹ kế và tiền kiếm được từ chạy xe ôm của ba chị có đủ nuôi cả nhà 6 miệng ăn không?
Ngọc Trinh:- Lấy ba thì lúc đó mẹ cũng không còn làm cô giáo nữa, mẹ về phụ ông ngoại canh đồn điền và ông trả tiền cho mẹ. Tiền ba mẹ kiếm được không bao giờ dư đồng nào vì 4 đứa chúng tôi ăn hết rồi. Chị cứ thử nghĩ xem, nhà có 4 đứa đang tuổi ăn tuổi lớn, cơm không còn ăn rào rào nữa là. Thế nên, hôm nào ba chạy xe được 50 ngàn đồng thì nhà có thịt ăn còn ba chạy xe không được thì chỉ có cơm với canh thôi.
PV:- Có khi nào chị thấy ba mình than khổ không?
Ngọc Trinh: - Không! Ba tôi là một người không biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, thương con cũng không để cho con biết. Tôi biết ba rất thương tụi tôi, làm tất cả mọi việc để cho con ăn học, không muốn con đi làm bất cứ việc gì, việc chị ba (sinh năm 1982-pv) đi phụ cơm cho dì là chị ấy muốn chứ ba không bao giờ ép. Tính ba rất đàn ông.
Từ nhỏ tới lớn tôi không bao giờ thấy ba ốm đau gì hết, chỉ cảm sơ sơ thôi. Còn người ốm bệnh là 4 đứa chúng tôi, đứa nào cũng sống chết một lần hết. Năm 12 tuổi gì đó tôi bị sốt xuất huyết tưởng chết, lúc đó nguyên tỉnh Trà Vinh bị dịch này, các bệnh viện không có đủ giường nằm nữa. Tôi thì sốt quá, ba ôm tôi vào lòng, nói: “Chúa ơi! xin cho con của con lây bệnh qua con đi, con chịu hết cho” khi đó tôi sốt cao, nhưng vẫn nghe thấy hết.
Rồi một lần, tôi thấy ba chạy xe ôm, người ta đưa tiền cho ba mà không đưa tận tay, tiền bị rơi xuống đất, người ta không lượm mà ba cuối xuống lượm. Tôi đã không cần biết sau này lớn lên mình làm gì nhưng nhất định mình phải cho ba một cuộc sống thật tốt.
Rồi có những đêm mẹ về bên ngoại chăm nom ông bệnh, tôi nằm cạnh ba, đêm nghe bụng ba kêu “o o” vậy đó, ba nhịn đói để nhường cho 4 anh em tôi ăn, 4 đứa ăn dữ lắm. Chính những cái đó là động lực cho tôi bật lên.
Bạn bè rủ tôi đi làm nghề massage
PV:- Và chị đã “bật lên” như thế nào?
Ngọc Trinh: - Động lực khiến tôi quyết tâm lên Sài Gòn kiếm tiền là vì ba bệnh nhưng lại giấu tụi tôi. Một lần tôi đi chợ, mọi người nói “ba mày té (xỉu), mày có hay không?”. Tôi về hỏi, ba nói “đâu có, tao đói quá rồi tự nhiên ngất đi, tao không biết gì hết”, tôi hỏi mẹ, mẹ nói ba thiếu máu não.
Khi đó tôi chỉ nghĩ trong đầu là giờ mình làm gì để kiếm tiền, lúc này, anh hai và chị ba tôi lên Sài Gòn đi làm rồi.
Con gái dưới quê tôi muốn có tiền xây nhà hoặc trả nợ cho ba mẹ toàn phải lấy chồng Đài Loan hoặc Hàn Quốc, nhắm mắt lấy đại, con gái miền Nam hay sống vì cha mẹ là vậy. Tôi thấy mình không thể vậy được, dù khi đó tôi mới 16, trong đầu chưa định hình mình sẽ làm gì để kiếm tiền. Sau khi lên Sài Gòn 1 năm, tôi bắt đầu kiếm tiền gửi về cho ba mẹ, nói ba mẹ không được làm gì hết, vì khi này ba tôi vẫn chạy xe ôm.
Nhớ lại gia đình chỉ thấy nghèo là nghèo, những bữa cơm ăn không đủ no, ngủ mà trời mưa phải lấy thau hứng tùm lum, ba mẹ cứ phải bắc thang lên luồn những bọc ni-lông để cho khỏi nhiễu (mưa dột).
Comments[ 0 ]
Post a Comment