Thấy cô đào để lộ toàn bộ “núi đồi” dập dềnh trước mặt, gã không hát nữa mà quấn chặt lấy cô gái, tốc tấm váy cuốn hờ che vòng 3 lên rồi cười khoái chí.
Đó không phải là áo mà cũng chẳng giống quần, đó là miếng vải voan mỏng tang, xuyên thấu, được cuốn lơi lả nối từ eo bắc thẳng lên vai. Trong ánh đèn mờ lấp lánh xanh vàng, cơ thể đào hớ hênh cố tình để lộ ra sự “trập trùng” mơn trớn ở những vùng nhạy cảm nhất.
Khách làng chơi ngập ngụa trong bia, nhe răng nham nhở “sà” vào cơ thể đào không ngừng “bốc hốt”. Những bàn tay thô ráp, lều khều thỏa thê “nhào nặn”. Xen lẫn tiếng nhạc chát chúa là giọng cười khúc khích, ha hả đầy vẻ phấn khích của khách làng chơi.
“Mong manh tấm vải choàng”
Nhờ bảo lãnh của một người đàn ông có uy tín trong giới ăn đêm Sài Gòn, chúng tôi được phép bước chân vào một quán karaoke nằm trên đường Phan Đăng Lưu (Quận Bình Thạnh – TP. HCM). Trong vai những cô bé từ trên núi xuống, được ông anh dẫn đi chơi cho biết Sài Gòn, người quản lý đã gật đầu cho chúng tôi được ngoại lệ (vì karaoke không tiếp khách nữ).
Khi chiếc cầu thang máy vừa hạ xuống, chúng tôi toát mồ hôi nhận ra cánh cửa nhỏ dẫn lối vào đã kịp chốt trong. Trong thang máy, anh chàng tháp tùng nhìn chúng tôi từ đầu xuống chân rồi mỉm cười buông lời: “Mấy cưng có biết đây là đâu không? Đã biết gì về nơi này chưa”? Chột dạ, nhưng kịp lấy bình tĩnh, tôi hồn nhiên trả lời: “Em chỉ biết vào đây hát karaoke thôi”. Giữ nụ cười bí hiểm, gã bồi thêm: “Hát rồi đừng sốc nha”.
Cầu thang máy dừng ở tầng 7, chúng tôi được đưa vào phòng VIP 7. Tại đây, mỗi gã khách đang “gói gọn” một em trong lòng, chu mỏ hôn chụt chụt khắp cơ thể đào. Dường như sự có mặt của chúng tôi không hề làm giảm chương trình ca hát kiêm “bốc hốt” của mấy gã. Màn hình cứ chạy chữ, người hát cầm micro hò hét mà chẳng đoái hoài gì đến lời nhạc, mồm hát, nhưng tay đã “sục sạo” khắp cơ thể em đào. Nhận ra sự chơi vơi của chúng tôi, quản lý điều hai “người mẫu” cao ráo lịch sự liên tục mở cửa vào cụng ly rồi hú hò theo tiếng nhạc, gây náo loạn không khí trong phòng.
Cảnh tiếp khách trong phòng karaoke. Ảnh TG.
Hai cô đào được biệt phái chăm sóc khách trong phòng chúng tôi không ngừng đút thức ăn, cụng ly côm cốp với khách. Gã khách tên Đ. khi đã chếnh choáng hơi men, liền lao ra khỏi ghế, ngả ghiêng trước màn hình nhảy múa loạn xạ. Lập tức, cô đào tiếp Đ nhảy lên, uốn cong thân mình trước ánh sáng lập lòe của màn hình, đào để lộ toàn bộ “núi đồi” dập dềnh trước mặt Đ. Đ. Lúc này không hát nữa, gã quấn chặt lấy đào, tốc tấm váy cuốn hờ che vòng 3 lên rồi cười ha hả khoái chí.
Tiếng nhạc chuyển bài, Đ. bồng đào nhảy qua bàn, thả cái bịch xuống ghế, tiếp tục “cùa quạng” tơi tả. Đào cười khúc khích, nũng nịu: “Chồng hát hay quá à, vợ mê giọng hát chồng nhất đó”. Tiếng chồng vợ ngọt lịm phát ra, không hề thấy sự khập khiễng giữa người đáng tuổi bố và một đứa con gái non choẹt.
Không chịu lép vế cặp của Đ., phía ghế đối diện, gã khách tên T. và một em đào cuốn vải xanh nõn chuối lại âu yếm mớm trái cây cho nhau. Đào ngồi rung rinh trên đùi T., cợt nhả bón đút như chim mẹ đang mớm mồi cho chim con. Cặp T. chẳng hề quan tâm đến ai hát ai không, họ say mê tâm sự, thủ thỉ cái gì đó không ai biết. Chỉ khi nào khách bảo hát, thì đào sẵn sàng hát, nhạc gì cũng hát được.
Đào hát, giọng ca đậm chất miền Tây rất ướt át, truyền cảm. Hứng chí, T. đẩy đào của mình ngồi vắt vẻo lên bàn, rồi hai người song ca. Vừa ca, T. vừa “cấu xé” khắp cơ thể đào. Cũng chẳng cần nhìn màn hình, dường như đó là bài ruột hoặc có thể hát nhiều quá mà thuộc lòng nên đào áo xanh nõn chuối ngả ngớn để T. “chụp dựt”.
Karaoke từ A đến Y
Kẻ hát, người “mò” mấy tiếng đồng hồ rồi kiệt sức, Đ. và T nằm vật ra ghế thở phì phò. Khoảng thời gian nghỉ ngơi quý hiếm, chúng tôi lân la hỏi chuyện đào. Cô đào cuốn vải đỏ, bây giờ mới có thời gian ngồi dặm lại chút phấn son trên môi mà trong cuộc “vờn” với Đ. đã bị trôi mất.
Vi, 23 tuổi, quê ở Đồng Nai. Lên Sài Gòn mấy năm rồi và từng kinh qua nhiều nhà hàng, quán xá kiểu đèn mờ như thế này. Cũng mới dạt về quán karaoke này được vài tháng. Màn giới thiệu của đào Vi bị ngắt quãng bởi tiếng nhạc đinh ai nhức óc, át hẳn giọng nhỏ nhẹ của Vi. Xen lẫn tiếng hò hú, tiếng cụng ly lộp cộp, tiếng chai vỡ loảng xoảng, đào cuốn vải xanh nõn chuối nói như gào lên.
Tên đào là Thanh, 25 tuổi quê Cần Thơ. Đào Thanh già dặn cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Nên, sự trơ trẽn và chai lỳ vẻ như đào Thanh có dư thừa. Thanh hát dân ca Nam bộ rất mượt mà, tình cảm. Vậy nhưng Thanh lại vô cùng khiêm tốn, chỉ khi nào khách bảo hát thì cô mới hát, còn nhất định từ chối chọn bài. Một phút lơ là với khách, lập tức Thanh bị giật vào lòng T., lại tiếp tục thao tác “khua khoắng” thô bạo. Thấy Thanh co người lại, cười nhăn nhúm khi T quá mạnh tay, quản lý đẩy cửa vào, khui bia tới tấp. Thanh xoay người lại, mớm bia cho T, rồi cười khúc khích.
Hai gã khách chán trò với đào của mình liền hoán đổi cho nhau. Lập tức, đào của Đ bước sang lòng T, và đào áo xanh từ tay T bị xô sang đùi Đ. Dường như đã thành thục kiểu mơn trớn của khách, nên khi vào tay bất cứ gã nào, đào đều thích nghi dễ dàng. Đào Vi vô tư chuyển tên gọi “chồng yêu” sang tai T. Mật ngọt cộng với men bia, cuộc “vuốt ve” càng trở nên thô thiển và nhơ nhuốc. Bàn tay to kềnh, gốc rễ sỗ sàng “luồn lách” không chừa “vùng miền” nào trên cơ thể đào Vi. Đào có ý đẩy tay T. ra, nhưng ghế đối diện, anh chàng quản lý nhà hàng cầm ly bia cụng thật to.
Thanh ghé sát vào tai tôi thì thầm: “Anh ấy ( chỉ người quản lý) quản bọn em dữ lắm, các chị hỏi chuyện ít thôi để em tiếp khách. Lúc này, chúng tôi mới để ý anh chàng thường xuyên mở cửa xông vào bất ngờ rót bia và cụng. Hóa ra, anh ta giám sát các cô đào xem thái độ phục vụ và kiểu chiều khách có tốt không. Câu chuyện của chúng tôi với đào phải chắp vá, đứt quãng nhiều đoạn vì sự xuất hiện của quản lý.
Vì không biết chúng tôi là ai, chỉ biết rằng chúng tôi không làm nghề như cô. Vi hổn hển trong hơi bia nói: “Các chị đừng chê cười chúng em nhé, chỉ vì bất đắc dĩ mới làm cái nghề này thôi. Em cũng muốn thoát ra khỏi công việc này, kiếm một việc làm chân chính”. Vi cũng như các đào khác làm ở đây đều không được trả lương, các cô sống bằng tiền boa của khách. Và nếu khách nào hứng chí lên muốn đi tới Z, thì Vi sẵn sàng. Nhưng ở nơi khác chứ không phải trong phòng karaoke này. Karaoke chỉ dừng lại ở giai đoạn từ A đến Y.
Đào tiếp khách karaoke đến tầm 12h đêm là hết ca, không có mối đi “tăng 3” thì sẽ về nhà trọ nghỉ ngơi, giữ sức khỏe và chất giọng. Vi tiết lộ, nếu chỉ tiếp khách hát không thì bèo bọt lắm, đói triền miên. Hôm nào gặp khách “sộp”, chơi đẹp cũng chỉ boa không quá 500 ngàn, có mối qua đêm may ra có tiền mua hộp phấn thỏi son hoặc tấm áo manh quần cho đàng hoàng. Làm đào karaoke thì nhất thiết phải biết hát, biết uống bia và phải chịu được cảnh “nhào nặn” vũ phu của khách.
Thanh bảo: “Nhiều hôm khách đã ngất ngưởng ở ngoài rồi, tìm đến karoke là lao vào “bốc hốt” không thương tiếc. Mùi bia rượu nồng nặc, mấy gã còn “cho chó ăn chè” luôn ra tấm vải choàng người tụi em. Thế nên, hôm nào tiếp khách, tụi em luôn chuẩn bị sẵn hai ba miếng vải choàng. Nếu không nhầy nhụa bia bọt, thì cũng bị xé toát ra”. Họ bị xem như một món hàng, đêm nào không “chườm” thân ra để khách thỏa thê “nắn bóp”, thì sống cũng chẳng được yên với quản lý. Hình phạt cao nhất là đuổi thẳng cổ, không bao giờ được bén mảng tới.
Đào karaoke chỉ một thời gian ngắn “dầm dề” với nghề, thân xác mệt mỏi, nhan sắc xuống cấp, sẽ bị thải ra. Số lượng đào này, sẽ dạt về những quán cà phê ngoại thành, kiếm sống khổ sở, khó khăn hơn. Số ít còn hương còn sắc được nâng cấp thành đào ở các quá bar, vũ trường. Cuộc đời các đào khi đã vươn mình ra biển lớn, lại tiếp tục bị đào thải hoặc rơi rụng do sự đấu đá và những luật ngầm thanh trừ khốc liệt. Một khi lọt vào sân chơi này, họ không có con đường quay lại.
Comments[ 0 ]
Post a Comment