Xã hội phát triển luôn kèm theo những hệ lụy.Một trong số đó là sự xuất hiên của giưới tính thứ 3.Tuy vậy,họ cũng có nhu cầu sinh lý như những người bình thường khác.họ quan hệ tình dục ra sao?
Giới gay thích quan hệ tình dục bằng đường hậu môn. Mà hậu môn vốn dĩ không giống như âm đạo (âm đạo sẽ có khoái cảm nếu được kích thích). Như vậy, trong quan hệ kiểu này, người “bị đâm” có thực sự khoái cảm ở hậu môn không?
Bởi vì cái mà gay ham muốn là bộ phận sinh dục của nam cho nên khi có những sự ma sát thì họ đã cảm thấy
hưng phấn rồi.
Trong hậu môn có một cái cục nhỏ rất sâu bên trong, khi dương vật chạm vào thì sẽ gây khoái cảm. Hơn nữa về phía kẻ cho dương vật vào, bởi vì hậu môn càng nhỏ nên ma sát càng lớn, rồi khoái cảm cũng cao lên.
Nhưng bởi vì hậu môn không giống âm đạo của phái nữ, không có dịch nhầy tiết ra nên họ cần dùng thuốc bôi trơn khi quan hệ.
Phải nứ đôi khi cũng thích quan hệ theo kiểu này.
Tuy nhiên quan hệ đôi lần đầu sẽ đau do hậu môn chưa thông và nở rộng.
Khi hai người nam quan hệ tình dục với nhau thì không có khả năng sinh sản. Mọi hành vi tình dục ở con người có tiếp xúc dịch cơ thể của người khác đều được xem là có nguy cơ nhiễm bệnh đường tình dục. Mặc dù khả năng lây nhiễm là khác nhau ở các hành vi khác nhau, nhìn chung tất cả các hành vi tình dục giữa hai (hay nhiều) người đều được coi là con đường lây nhiễm hai chiều, cả top và bottom đều có nguy cơ, mặc dù bottom nguy cơ cao hơn.
Tình dục hậu môn được coi là gắn liền với người
đồng tính nam. Trong quan hệ kiểu này, người dùng dương vật gọi là top. Người kia gọi là bottom/bot. Lựa chọn thay đổi tùy theo mỗi người.
Cuộc sống hai mặt
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển
xã hội Khuất Thu Hồng, nhóm nam
quan hệ tình dục đồng giới là chỉ hành vi, có thể bao gồm đồng tính, dị tính, có quan hệ tình dục đồng giới với nhau. Còn nói về đồng tính là nói về khuynh hướng tình dục, tức là nhóm người chỉ bị hấp dẫn quan hệ tình dục bởi những người cùng nhóm với mình.
Hiện chưa có một cuộc nghiên cứu nào để khẳng định số người đồng tính ở Việt Nam là bao nhiêu, nhưng theo bà Hồng, tỷ lệ đồng tính trong dân số khá ổn định, những nghiên cứu trên
thế giới cho thấy, nó dao động khoảng trên dưới 2%.
“Trong 1 nghiên cứu gần đây nhất của chúng tôi với hơn 5000 người thì có 1,4% số nam giới được hỏi cho biết họ bị hấp dẫn bởi người cùng giới với mình” – bà Hồng cho biết.
Còn trong nghiên cứu nhỏ hơn cho thấy, những người đồng tính phân bố khắp các nhóm
xã hội, ở khắp vùng miền, ở mọi độ tuổi, có thể nói ở đâu cũng có người đồng tính. Những người đồng tính giống như người khác, cùng sống, làm việc trong xã hội.
Tuy nhiên, theo bà Hồng, do bị kỳ thị nên những người này thường không dám bộc lộ vấn đề của mình, họ không tìm đến các dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý xã hội… để được giải đáp thắc mắc, nhu cầu,
mong muốn. Đặc biệt, để che đậy sự thật và để không bị kỳ thị, nhiều người đồng tính đã phải sống cuộc sống 2 mặt, rất nhiều người trong số đó dù họ không muốn nhưng vẫn phải kết hôn với phụ nữ. Nhưng trong thực tế, họ còn có cuộc sống khác nữa, đó là có bạn tình đồng giới.
Đồng tính không phải là tệ nạn
Nói về người đồng giới, nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, đồng tính nó thể tồn tại từ xa xưa và khi đó nó bị áp đảo. “Tuy nhiên, hiện nay yếu tố này có cơ hội được bộc lộ như quyền sống của con người và đặt ra những vấn đề xã hội mà chúng ta phải xử lý. Vì vậy, chúng ta cần có hướng tiếp cận phù hợp với hiện tượng quan hệ đồng tính phân biệt với một tệ nạn xã hội” – ông nói.
Theo ông Dương Trung Quốc, nếu tiếp cận đúng thì hiện tượng đồng tính sẽ phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với thực tiễn của đất nước, dân tộc….
Trong khi đó, bạn Nguyễn Trường Vũ, Trưởng nhóm “Ước mơ tuổi trẻ” nói: “Trong xã hội nào cũng vậy, cũng có những người đồng tính. Nhưng tại sao Việt Nam hiện nay người ta thường nói trào lưu đồng tính phát triển như vậy? Thực ra, đó là vì hiện nay truyền thông quan tâm tới người đồng tính nhiều hơn, nhiều tổ chức làm việc với người đồng tính nhiều hơn. Người ta thấy báo chí nói nhiều tới người đồng tính. Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn chứ không phải là trào lưu hay sự a dua”.
Bạn Vũ cũng nhận định, một người đồng tính luôn có cảm giác tự kỳ thị chính mình. “Thật ra rất khó để chúng ta nói rằng, người đồng tính có thể giảm ngay cảm giác kỳ thị bản thân mình. Nhưng khi cộng đồng xã hội chấp nhận người đồng tính là một thành phần của xã hội, lúc đó, người đồng tính cũng hài lòng với cuộc sống hiện tại. Họ có thể không có hôn nhân với người khác giới, lúc đó bản thân người đồng tính sẽ dễ dàng chấp nhận cuộc sống của họ hơn”.
Tình dục đồng tính nam: ít ràng buộc, nhiều hệ lụy
Nói về tình dục đồng giới nam, ông Dương Trung Quốc phân tích: Theo hệ quy chiếu chính thống, tình dục là quan hệ trong gia đình giữa 2 vợ chồng, và đặc biệt là nó thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là vấn đề sinh nở. Nhưng tình dục cũng là cảm xúc. Tôi nghĩ không biết có đúng không, ngoài góc độ các nhà y học, sinh học có thể phân tích xem những người đồng tính ấy có phải là sự lệch lạc về mặt sinh học không. Ít nhất cái đó mang lại khoái cảm.
“Đứng trên hệ quy chiếu chung, chúng ta thấy phi tự nhiên, thậm chí phi nhân tính. Nhưng đó là khoái cảm, và chính vì tìm điều đó nên đôi khi họ mới chấp nhận những hành vi mà chúng ta tưởng rằng là chỉ là góc độ an toàn thôi, sử dụng hay không sử dụng bao cao su…”.
Ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, vì không có ràng buộc gia đình trong hay ngoài hôn nhân, nên những người đồng tính nam có thể lựa chọn bạn tình rất tùy tiện, đáp ứng khoái cảm của họ. Chính cái lệch lạc đó không được điều chỉnh, nó đi sâu và ngày càng lệch lạc, phát triển theo hướng có hại cho ngay chính bản thân họ và cho xã hội.
Chúng ta nên thừa nhận người đồng tính là một thành phần trong xã hội. (ảnh minh họa)
Trong khi đó, Viện trưởng Viện Phát triển
sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, bác sỹ Thu Giang cho biết, về cấu tạo cơ thể sinh học, khi quan hệ tình dục đồng giới nam thì dễ gây tổn thương. Với những hành vi tình dục ở nhóm thiểu số này, những hiểu biết, phương tiện hỗ trợ là rất ít, do đó, làm tăng khả năng lây nhiễm, tổn thương.
Còn TS Hồng thì cảnh báo, việc phải sống trong cuộc sống bí mật khiến cho những người đồng tính nam khó tiếp cận dịch vụ, cộng thêm với sự kỳ thị càng khiến cho họ e ngại, dẫn đến tăng khả năng lây lan bệnh tình dục, cụ thể là HIV.
“Chính vì thế, dịch HIV “đi vào bí mật” theo cách chúng ta không thể kiểm soát được. Và kết quả, tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm này là cao nhất trong nước ta” – bà Hồng nói.
Đồng quan điểm này, bạn Nguyễn Trường Vũ, Trưởng nhóm “Ước mơ tuổi trẻ” phân tích: Có rất nhiều lý do để lý giải về tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người đồng tính tăng cao. Bên cạnh sự thiếu hụt dịch vụ thì việc giáo dục truyền thông cũng thiếu và hạn chế. Trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nói đến giáo dục
sức khỏe sinh sản, tình dục hay tình dục đồng tính, giáo dục trong trường học cũng chưa hề có thông tin nào đối với người đồng tính và nguy cơ họ gặp phải.
Theo bạn Vũ, điều đầu tiên chúng ta nên làm là thừa nhận người đồng tính là một thành phần trong xã hội. Các cơ sở y tế Việt Nam nên đưa ra văn bản công nhận người đồng tính như là một thành phần tự nhiên của xã hội để từ đó người đồng tính nhận ra rằng họ không phải đang làm những điều trái tự nhiên, và hành vi tình dục đồng giới không khác biệt với các hành vi tình dục khác.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết, nếu hôn nhân đồng tính có thể được thừa nhận trong thời gian không lâu sắp tới, và nếu Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á công nhận hôn nhân đồng tính thì ông “sẽ bỏ phiếu thuận”.
Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/chuyen-yeu/gioi-tinh/2014/07/nguoi-dong-tinh-nam-quan-he-nhu-the-nao/#ixzz3L5hMMmaE
Comments[ 0 ]
Post a Comment